Ðiều kiện để được giảm nhẹ trách nhiệm hình sự

22/12/2019 - 21:48

Ông Nguyễn Văn Hái (Ba Tri) có nhu cầu tư vấn: Con trai tôi (18 tuổi) đi chơi với bạn có xảy ra cự cãi, đánh nhau. Con tôi đã xô ngã bạn và làm cho người này bị thương gãy ống chân. Gia đình tôi đã tới thăm hỏi, lo thuốc thang nhưng phía người bị té ngã nhất quyết yêu cầu phải xử lý hình sự.

Xin hỏi: Con tôi có bị ở tù không? Pháp luật quy định ra sao về điều kiện để được giảm nhẹ trách nhiệm hình sự?

Thắc mắc của ông được luật sư Võ Tấn Thành (Đoàn Luật sư Bến Tre) tư vấn như sau:

- Con trai ông cự cãi, đánh nhau với bạn và làm cho người này bị gãy chân. Hành vi này có thể bị coi là hành vi cố ý gây thương tích. Tuy nhiên, hành vi này có bị coi là tội phạm hay không còn phụ thuộc vào nhiều yếu tố khác do pháp luật hình sự quy định. Ví dụ như tính chất nguy hiểm cho xã hội của tội phạm; tính chất và mức độ lỗi; mức độ thiệt hại gây ra; động cơ, mục đích của người có hành vi phạm tội…

Do ông không nói rõ về tỷ lệ tổn thương cơ thể do con ông gây ra cho người bị hại là bao nhiêu phần trăm (%). Do đó, không xác định được là con ông có bị khởi tố hoặc truy tố hay không. Vì vậy không đủ cơ sở trả lời con ông có ở tù hay không.

Khoản 1 Điều 134 Bộ luật Hình sự năm 2015 quy định về tội cố ý gây thương tích hoặc tổn hại sức khỏe của người khác:

 1. Người nào cố ý gây thương tích hoặc gây tổn hại sức khỏe cho người khác mà tỷ lệ tổn thương cơ thể từ 11% đến dưới 30% hoặc dưới 11% nhưng thuộc một trong các trường hợp sau đây, thì bị phạt cải tạo không giam giữ đến 3 năm hoặc phạt tù từ 6 tháng đến 3 năm:

a. Dùng vũ khí, vật liệu nổ, hung khí nguy hiểm;

i. Có tính chất côn đồ.

k. Đối với người đang thi hành công vụ hoặc vì lý do công vụ của nạn nhân.

Về điều kiện để được tòa án xem xét giảm nhẹ trách nhiệm hình sự. Theo quy định tại Khoản I Điều 51 Bộ luật Hình sự 2015, các tình tiết sau đây là tình tiết giảm nhẹ trách nhiệm hình sự:

a. Người phạm tội đã ngăn chặn hoặc làm giảm bớt tác hại của tội phạm;

b. Người phạm tội tự nguyện sửa chữa, bồi thường thiệt hại hoặc khắc phục hậu quả;

c. Phạm tội trong trường hợp vượt qua giới hạn phòng vệ chính đáng;

d. Phạm tội trong trường hợp vượt qua yêu cầu của tình thế cấp thiết;

y. Phạm tội lần đầu và thuộc trường hợp ít nghiêm trọng;

s. Người phạm tội thành khẩn khai báo;

x. Người phạm tội là người có công với cách mạng hoặc là cha, mẹ, vợ, chồng, con của liệt sĩ.

H.Trâm (thực hiện)

Chia sẻ bài viết

BÌNH LUẬN