![]() |
Vùng cán xoong phải được khống chế hoàn toàn, Hải quân Mỹ phải làm chủ bầu trời ngày cũng như đêm, được phép đánh tự do trên tất cả các con đường dẫn vào miền Nam Việt
Mệnh lệnh đó ban hành từ giữa năm 1965. Đến năm 1972, mệnh lệnh đó chưa được bãi bỏ, nghĩa là toàn bộ vùng trời thuộc các tỉnh Nam Thanh Hóa, Nghệ An, Hà Tĩnh, Quảng Bình và khu Vĩnh Linh (chúng ta gọi là khu A2) được hải quân Mỹ “canh gác” cẩn mật. Ban ngày, trên bầu trời khu Bốn, không lúc nào vắng hai chiếc máy bay cất cánh từ Hàng không Mẫu hạm tuần tiễu, làm nhiệm vụ ngăn chặn tất cả các xe chạy vào miền Nguyễn Văn Nghĩa, mỗi lần nhắc đến trận chiến đấu đầu tiên của anh trên vùng trời khu Bốn, dù đã hơn mấy mươi năm nhưng vẫn như mới ngày nào. Hôm đó, ngày 15-4-1972, từ sân bay Thọ Xuân, biên đội của anh có nhiệm vụ hiệp đồng chiến đấu với một biên đội Mig-17, cùng cất cánh xuất kích đi cùng một hướng, đến khu vực chiến đấu cùng một lúc, ở hai độ cao khác nhau nhằm đánh vào một đợt tấn công của địch trên tuyến đường 15. phía Tây tỉnh Nghệ An. Đây là một ý tưởng chiến thuật, về một trận hiệp đồng chiến đấu, trên một khu vực của hai loại máy bay, có tính năng khác nhau, lần đầu tiên được thực hiện trên vùng trời khu Bốn. Mig-17 cơ động ngang tốt hơn, buộc địch đánh lượn vòng, phát huy ưu thế không chiến ở độ cao thấp. Còn Mig-21 tốc độ lớn, phóng tên lửa từ xa, sẽ áp đảo những tốp ở độ cao hơn, chúng ta sẽ bắt địch cùng một lúc đối phó với hai loại chiến thuật không chiến ở hai tầng độ cao… Nhưng, địch vào quá đông và dường như bọn Mỹ biết trước chiến thuật của chúng ta. Ở vùng cán xoong này, chúng ta chỉ có hai trạm ra-đa dẫn đường cho không quân, lại phải che giấu, chỉ cần máy bay vệâ tinh trinh sát nhìn thấy là lập tức bị oanh tạc, hai trạm ở cách xa nhau không quan sát hết, nhất là những tốp bay thấp. Trạm ra-đa lại nằm trên địa hình rừng núi, tầm phát hiện bị cản trở. Còn bọn Mỹ, có lợi thế về dẫn đường, các tàu ra-đa tiến sát bờ, mặt biển không có vật chướng ngại, nên cự ly phát hiện rất xa và thế là Mig đi tới đâu, ra-đa hạm biết và thông báo tới đó. Những chiếc tiêm kích của hạm đội xông lên phía trước đội hình bọn mang bom, bọn tiêm kích Mỹ được lệnh: “Lập tức chia đôi chiến thuật”. Bọn F-8 “thập tự chinh” tính năng cơ động gần giống Mig-17, lao xuống không chiến với Mig-17, còn bọn F-4B bao vây, khống chế và không chiến với Mig-21. Trong tình hình không có chỉ huy từ mặt đất, số lượng máy bay chiến đấu của ta lại quá ít, lợi thế về không gian không có, chỉ một vòng lượn là ra đến biển, không thể xuống quá thấp vì núi cao, bay trên núi là nằm trên tầm tên lửa, luôn nhằm bắn vào tất cả các loại máy bay trong tầm bắn của nó. Nghĩa là, nếu không có yếu tố bất ngờ thì rất khó khăn cho tạo tư thế không chiến. Quả thật, khi biên đội của Nghĩa vào đến mục tiêu thì Mig-17 đã bị tấn công, bọn F-8 đã hình thành được thế bao vây. Nghĩa quan sát thấy rõ, Mig-17 đang bị động chống đỡ, chưa có khả năng chuyển sang tấn công và rất có thể bị bắn rơi, anh liên tục nhắc nhở, cảnh giới cho Mig-17, trong khi bọn F-4B đã phát hiện thấy biên đội của anh ở trên cao hơn Mig-17 và bốn chiếc F-4 đã thọc ngang sườn, dùng tên lửa có điều khiển tấn công “số 2” của anh. Nghĩa nhanh chóng phát hiện vệt lửa xanh lè đang đến rất gần, anh ra lệnh cho số 2 cơ động tránh được, thì anh lại bị bốn quả tên lửa hồng ngoại tấn công… Nhìn thế trận anh biết, nếu bùng nhùng, chẳng những không yểm hộ được cho Mig-17, mà chính biên đội của anh cũng không thể đánh được địch. Nghĩa quyết định chuyển sang tấn công. Về sau này, anh mới hiểu rõ, tấn công địch mới thực sự là cách tốt nhất để bảo vệ cho đồng đội và cho mình. Lợi dụng ưu thế của Mig-21 với tốc độ lên cao hơn hẳn bọn F-4, Nghĩa kéo chiếc Mig của anh và biên đội vút lên cao hơn hẳn bọn Mỹ, bất ngờ anh dùng kỹ thuật bổ nhào tấn công bọn Mỹ từ phía trước. Đúng lúc đó, anh nhìn thấy chiếc Mig-17 đang bốc cháy. Lợi dụng đông hơn, bọn chúng bắn tên lửa có điều khiển vào góc chết của chiếc Mig-17 và quả tên lửa đã bắn trúng. Biên đội Mig-17, sau khi bị bắn rơi vào tình thế rất hiểm nghèo, nếu không chi viện, rất có thể biên đội bị bắn rơi toàn bộ. Nghĩa quyết định tấn công vào bọn F-8, bất chấp bọn F-4 lựa thế bao vây. Nghĩa bổ nhào trực diện xuyên qua lớp tiêm kích có tốc độ cao của hạm đội, đánh trực diện vào bọn F-8 ở dưới thấp. Đòn bất ngờ của Mig-21 bằng một quả tên lửa đối đầu của Nghĩa làm cho bọn F-8 bị vỡ đội hình, chiếc Mig-17 nhân cơ hội hạ thấp độ cao, thoát khỏi khu vực chiến đấu… “Vùng trời khu Bốn”, anh biết đó là khu vực mà “quyền làm chủ” bầu trời thuộc về lực lượng không quân Mỹ. Chẳng phải bọn chúng nhiều máy bay chiến đấu mà cái chính là chúng có ưu thế về hệ thống ra-đa, là kỹ thuật nghe trộm, hệ thống các máy bay trinh sát điện tử, máy bay trinh sát chiến lược SR-71 (loại máy bay này có tốc độ gấp ba lần tốc độ âm thanh, bay ở độ cao trên 20 kilômét chỉ cần mười phút bay, chiều dài của miền Bắc từ Vĩnh Linh ra đến Hà Giang bọn chúng đã vượt qua, tất cả mọi vật thể đều được chụp ảnh rõ đến mức có thể phân biệt được người đi trên đường là nam hay nữ. Bọn Mỹ còn làm chủ vùng biển, những chiếc khu trục hạm luân phiên tuần tiễu dọc bờ biển, chẳng có gì có thể lọt qua mắt người và “mắt thần” của chúng . * * * Ngày Mùa hè năm 1972 đối với chúng tôi là một mùa hè nẩy lửa, các trận không chiến liên tục diễn ra trên bầu trời. Bây giờ chúng tôi đã đủ sức để đương đầu với không quân Mỹ, dù số lượng máy bay của chúng ta ít hơn rất nhiều. Chúng ta đã biết chiến thuật không chiến của Mỹ, thủ đoạn của tiêm kích Mỹ. Chúng ta cũng đã quen và cái mà chúng ta có là cách đánh. Chúng ta đã biết đánh như thế nào để ít tổn thất và giành được thắng lợi. Nhưng, chiến tranh, cuộc chiến đấu, ngoài yếu tố con người, đôi khi còn có sự may mắn hay rủi ro, và người cầm quân bao giờ cũng phải biết tính toán hết mọi tình huống, để cái rủi đến ít nhất. Trong không chiến, chỉ chậm một giây, hay sớm một giây, là thua hay thắng đảo ngược ngay lập tức. Chúng tôi tập trung mọi sức lực để có được lợi thế trên bầu trời cho phi công... Vậy mà, chúng ta không sao tránh được những tổn thất dù chúng ta đã biết trước. Còn bọn Mỹ, với sự trợ giúp của khoa học và kỹ thuật của máy tính đã làm cho cuộc chiến ở trên không trở nên quyết liệt. Những cuộc đấu trí, đấu sức diễn ra nhiều khi phần thắng không thuộc về chúng ta. Chúng ta đã mất khá nhiều máy bay và phi công. Trong một phi đội, số giường không có người nằm ngày một nhiều, những chiếc ghế ở nhà ăn để trống, số phi công còn lại sau những trận không chiến đẫm máu chỉ đếm được trên đầu ngón tay. Những chiếc máy bay như F-111A, biết tự động bay lên, bay xuống theo đội hình, ban đêm, đánh lén vào sân bay như một hiểm họa thường xuyên đe dọa chúng ta. Những cuộc truy kích, khống chế sân bay của địch đã trở nên thường xuyên, ác liệt, ngăn không cho máy bay ta bay về hạ cánh khi sắp hết dầu, là đòn hiểm gây không ít lo ngại cho phi công ta. Nhưng trên hết, là thế trận bố trí lực lượng, yểm hộ cho máy bay mang bom nhiều hơn, bất ngờ hơn, ở tất cả các hướng, buộc Mig phải đánh nhau với tiêm kích Mỹ trước khi có thể đột nhập vào bọn mang bom là đối tượng chính gây nguy hại cho mục tiêu mà chúng ta phải bảo vệ. Vào giữa năm 1972, bộ chỉ huy Mỹ liên tiếp tổ chức các trận không chiến, khiêu chiến nhằm tiêu diệt phi công ta ở trên trời và bắn bằng súng 20 ly khi máy bay ta chuẩn bị bay về hạ cánh, là lúc yếu nhất của chúng ta … Bọn Mỹ được lệnh tiêu diệt phi công Bắc Việt Nam bằng mọi biện pháp, trong mọi điều kiện … Thời điểm đó, chúng tôi ngày chiến đấu, đêm rút kinh nghiệm, đầu óc lúc nào cùng căng thẳng, đã có - tuy không nhiều những biểu hiện của dao động, ngại xuất kích, sợ phải ra sân bay của cả phi công và người phục vụ ở mặt đất . Cuộc chiến đấu ở trên không và cả ở mặt đất vô cùng ác liệt và căng thẳng, cường độ xuất kích ngày càng cao. Bọn Mỹ cũng bị chúng ta đánh cho những trận nhừ tử, pháo cao xạ, tên lửa và súng máy của dân quân tự vệ đã liên tiếp bắn rơi máy bay Mỹ. Gần như bọn Mỹ giở thủ đoạn nào, dù bước đầu gây cho chúng ta những bối rối và tổn thất, nhưng liền sau đó, bọn chúng lập tức bị giáng trả. Đòn bay thấp của F-111A đánh lén vào các sân bay gây cho không quân ta những khó khăn và tổn thất thì ngay sau đó, bọn chúng bị dân quân tự vệ bắn rơi. Chiếc F-111A bị hạ ở Suối Hai gần như còn nguyên vẹn. Tinh thần bọn phi công Mỹ theo lời bọn bị bắt sống đã khai: “Do bị bắn rơi nhiều, chúng tôi hoảng sợ mỗi khi đi vào vùng hỏa lực của các ông”. Đối với chúng ta, đến thời điểm giữa năm 1972, mặc dù phương châm chiến đấu của Không quân nhân dân Việt Nam là “vừa chiến đấu, vừa xây dựng và bảo toàn lực lượng để càng chiến đấu, càng vững mạnh”, chúng ta đã chấp nhận đương đầu và chủ động tổ chức các trận không chiến với quy mô ngày càng lớn và những hình thức chiến thuật ngày càng mới mẻ, làm cho bọn Mỹ đối phó khá chật vật. Trong 15 ngày đầu tháng sáu, Mig-21 liên tục hạ nhiều máy bay. Có ngày Mig-21 hạ liền hai chiếc, trong khi chúng ta không bị bắn rơi chiếc nào. Tư lệnh tập đoàn Không quân số 7 của Mỹ tức tối, tổ chức nhiều trận không chiến. Tư lệnh Không quân ta biết rõ bọn tiêm kích, chúng ta không xuất kích, bọn Mỹ quần đảo, gầm ghè chán rồi bay về, chúng cũng không dám vào vành đai hỏa lực. Không thể cứ tiêu hao trên 500 tấn dầu cho gần 100 chiếc tiêm kích mỗi ngày mà không lừa được ta, mục tiêu không đánh phá, ý đồ chiến lược thất bại, bọn Mỹ phải tổ chức lực lượng mang bom tiếp tục oanh tạc mục tiêu... Nghĩa và Toàn, một phi công trẻ, một biên đội trẻ, hai anh là những phi công chiến đấu thuộc thế hệ thứ ba, tuổi mới ngoài hai mươi, nhưng thừa hưởng những kinh nghiệm chiến đấu của lớp phi công đàn anh. Mới hôm qua hai anh đã xuất kích và Nghĩa đã bắn rơi một chiếc F-4 ở khu vực Hòa Bình. Nhìn Nghĩa báo cáo trong đêm giảng bình rút kinh nghiệm trận chiến đấu ngày Tôi bóp micrô thông báo khẩn cấp cho biên đội: - 42 chuẩn bị đánh tiêm kích, giữ biên đội cho tốt. Nghĩa phấn chấn: - 42 nghe rất rõ! Thông thường, chúng tôi trao đổi về ý định chiến thuật và phương pháp dẫn đường với phi công bằng điện thoại, nhiều lần sĩ quan dẫn đường và phi công không nhất trí được với nhau. Khi đó, chúng tôi phải giải thích lý do về địch, về hiệp đồng với cao xạ, tên lửa, về ý định chiến đấu của Tư lệnh... Cho đến khi biên đội hiểu và thống nhất với ý định của sở chỉ huy. Sau đó, chúng tôi trao đổi với nhau trong những trường hợp như thế nào, phi công phải xử lý ra sao... Trong trận này, trước đó biên đội Nguyễn Tiến Sâm đã xuất kích ba lần trong ngày, Nguyễn Văn Nghĩa vừa được thay, chúng tôi chưa kịp hợp đồng, biên đội đã được lệnh cất cánh... Không quân Mỹ cay cú vì bị bắn rơi hai chiếc F-4H mang bom và tất cả những chiếc máy bay mang bom khác đều vứt bom tháo chạy. Chỉ với bốn chiếc Mig, ta đã khuynh đảo cản phá hoàn toàn một đội hình “tiền hô hậu ủng” của trên 60 chiếc máy bay đủ loại, cả một liên đoàn không hoàn thành nhiệm vụ đánh phá mục tiêu... tên chỉ huy liên đoàn tiêm kích, làm nhiệm vụ hộ tống hôm nay tức giận. Hắn quyết định cho tất cả lực lượng tiêm kích thọc sâu vào hỏa lực dày đặc của Hà Nội bằng một lực lượng tinh nhuệ 12 chiếc F-4E khống chế hai đầu sân bay Nội Bài và mười sáu chiếc chặn tất cả các hướng bay về của bốn chiếc Mig-21. Tư lệnh Không quân đã phán đoán chính xác, anh ra lệnh cho chúng tôi dẫn biên đội của Nghĩa phát huy ưu thế của Mig-21 trấn áp, làm tan rã đội hình khống chế sân bay để hai biên đội Mig-21 trở về hạ cánh. Tôi đã nói rõ ý định đó cho Nghĩa. Bây giờ, Nghĩa - Toàn đang ở phía Đông sân bay, còn bọn Mỹ đã hoàn toàn khống chế phía Tây và một phần đầu Đông sân bay. Tình hình hết sức căng thẳng. Chúng tôi có ý định dẫn hai biên đội đã hết dầu về sân bay Kép hoặc Gia Lâm, nhưng bọn Mỹ đều có những tốp khống chế, chỉ một vòng lượn những chiếc F-4 của Mỹ có thể dòm ngó được nhiều sân bay. Ở sân bay Kép, hỏa lực phòng không không mạnh, hạ cánh sẽ nguy hiểm. Tư lệnh Không quân quyết định hạ cánh ở sân bay Nội Bài, với sự chi viện của hỏa lực cao xạ, theo loa hỏa lực, trực tiếp của pháo cao xạ 37 ly và biên đội của Nghĩa. Chúng tôi dẫn biên đội của Nghĩa đi về hướng Bắc Hà Nội, tránh tiêm kích rất đông đang ở hướng tây. Bọn Mỹ lao vào hai đầu sân bay, bị pháo cao xạ bắn làm cho đội hình bị băm nát, xô dạt. Lợi dụng địch lúng túng, chúng tôi dẫn biên đội Nghĩa - Toàn xung trận. Bọn Mỹ ỷ đông, lì lợm khống chế đầu Tây, còn ở đầu Đông sân bay, chúng lảng vảng ở phía xa, nếu thấy Mig sẽ lao vào... Bốn chiếc Mig-21 sắp hết dầu, đã bay về hướng đông Hà Nội, biên đội Nhu- Thành chuẩn bị hạ cánh, biên đội Soát - Thư đang ở phía đông Hưng Yên. Nghĩa - Toàn đã được giữ bí mật hoàn toàn. Bọn Mỹ không ngờ chúng ta lại cho một biên đội cất cánh được trong lúc này và đang chuẩn bị thọc lưỡi gươm vào chiếc xương sườn cuối cùng của bọn tiêm kích Mỹ. Tôi bóp ống nói: - 42, độ cao 6.000 mét, vứt thùng dầu phụ. Nghĩa trả lời: - 42 nghe rất rõ! Tôi nói tiếp: - 42 hướng bay 190 độ, tốc độ 950 kilômét/giờ, địch bên trái phía trước 30 kilômét. Tôi thấy cần chỉ rõ hơn hướng khống chế của bọn Mỹ và cách tiếp cận mục tiêu của biên đội: - Mục tiêu đi từ trái qua phải, mỗi tốp cách nhau 10 kilômét, chú ý quan sát. - Nghe rất rõ, 43 sang bên trái tôi. Nghĩa ra lệnh cho Toàn chuyển sang đội hình chiến đấu. Ở vị trí như vậy việc quan sát bảo vệ cho nhau và quan sát địch tốt hơn. - 42, địch khống chế đầu tây, tấn công mau lẹ, sử dụng ưu thế kéo cao, mục tiêu cách 20 kilômét. Nghĩa reo lên: - 42 phát hiện 6 chiếc, xin phép công kích. - Kiên quyết công kích, 42, tấn công theo mặt phẳng đứng. Trong tình hình địch đông, tất cả các độ cao từ 2.000 mét trở xuống đều dày đặc, bọn tiêm kích quyết khống chế không cho Mig hạ cánh. Chúng tôi chọn cách tấn công từ trên cao xuống và kéo ngược lên cao. Tôi biết Nguyễn Văn Nghĩa rất giỏi trong chiến thuật không chiến độc đáo này. Bọn Mỹ vốn chủ quan, khi phát hiện Mig hùng dũng lao tới, bọn chúng đã hoảng loạn, phóng tên lửa loạn xạ, chẳng có địa chỉ. Nghĩa nhìn rất rõ, anh phán đoán rất nhanh và lập tức bổ nhào nhằm vào một tốp bốn chiếc tiêm kích Mỹ. Nguyễn Văn Toàn chớp thời cơ phóng một quả tên lửa vào giữa đội hình buộc bốn chiếc F-4 phải tách đôi phân tốp, cơ động tránh tên lửa của ta... Và lần đầu tiên chúng ta chủ động tấn công, làm cho bọn tiêm kích Mỹ ở phía đầu Đông và các khu vực đều dồn lại khu vực thành phố Việt Trì và Yên Bái để đối phó với biên đội của Nghĩa. Chớp thời cơ, hai biên đội bốn chiếc Mig-21 đã nhẹ nhàng hạ cánh an toàn... Chúng tôi như trút được gánh nặng, lòng vui khôn tả. Chỉ với một đòn đầu tiên chúng ta đã phá vỡ hoàn toàn thế bao vây của không quân Mỹ ở tất cả các sân bay mà Mig có thể hạ cánh. Trong thế bị động, bọn Mỹ buộc phải cơ động, một số tốp vội vã phóng tên lửa, Nghĩa nhìn rất rõ quả tên lửa của Mỹ lao về phía anh không đủ tốc độ, vệt bay ngoằn ngoèo, như một quả pháo thăng thiên bị xịt, trông rất thảm hại. Biên đội của anh đã ở tít trên cao, bọn Mỹ đã có vẻ tháo chạy. Từ trên cao, anh nhìn thấy bọn chúng rối loạn, cơ động đan chéo để quan sát, bảo vệ cho nhau, mũi máy bay đều hướng ra biên giới. Rõ ràng, bọn tiêm kích Mỹ tháo chạy với tốc độ rất lớn, sau đuôi những chiếc F-4 tuôn ra những cột khói đen kéo dài. Nghĩa nhắc Toàn: - Tăng lực toàn phần, bám theo tôi, 43! - 43 nghe rõ! Nghĩa đã sử dụng bộ phận tạo gia tốc, máy bay đạt tốc độ rất nhanh, phải nhanh chóng diệt bọn F-4 khi chúng còn trong đất nước ta, không để chúng bay qua biên giới. Nghĩa biết rõ, chiều ngang nước ta rất hẹp, từ khu vực chiến đấu ở phía tây Hà Nội cho đến biên giới Việt- Lào chỉ có bảy phút bay, phải nhanh chóng… Hai chiếc Mig-21 đã vượt tốc độ âm thanh, xa xa là biên giới, dãy núi chắn ngang hai nước đã hiện ra ngày một rõ, bọn Mỹ đã leo dần độ cao để vượt núi. Thời cơ đã đến, Nghĩa lao đến chiếc F-4 gần nhất, đưa nó vào vòng ngắm, rất tỉnh táo. Chiếc F-4 vừa bay bằng, để đảo tư thế rồng rắn, thì quả tên lửa của Nghĩa đã phóng ra rất chính xác, nó bùng cháy như một bó đuốc khổng lồ. 4 giờ sáng, B-52 sau đợt cuối cùng đánh bom Hà Nội vừa ra khỏi biên giới, Biên đội của Nguyễn Văn Nghĩa và Lê Kiền đã ra sân bay tiếp thu máy bay, trực ban chiến đấu ban ngày. Tôi đã đuối sức, mệt mỏi, buồn ngủ khủng khiếp, ngồi ở đâu cũng ngủ. Năm đêm liền thức trắng, tôi lăn ra ngủ vùi, cho đến khi chuông điện thoại reo, ở đầu dây bên kia là Nghĩa: - Tôi đã nhận máy bay xong, tất cả đều tốt, đề nghị anh phổ biến nhiệm vụ, để tôi hiệp đồng biên đội. Tôi tỉnh hẳn, cơn buồn ngủ biến mất. Tôi trả lời: Nhiệm vụ của phi đội, Tư lệnh giao là cản phá, bảo vệ trận địa tên lửa ở phía tây nam Hà nội, tôi đã đánh dấu ba tiểu đoàn tên lửa ở A1, B2 và B6. Chú ý tiêm kích địch rất đông, đội hình của anh linh hoạt theo phương án P20, đối không rãnh số 2, dự bị rãnh số 4. Nghĩa dừng nói một chút rồi đề nghị: - Chuẩn bị tiếp cận, anh cho tôi sử dụng tốc độ lớn, lướt qua tiêm kích đánh vào đội hình mang bom. Tôi băn khoăn hỏi lại: - Anh định lướt như thế nào? - Cắt ngang, góc vào lớn, bọn nó không bắn trúng được. Tôi hỏi thêm: - Trường hợp không vào được bọn mang bom, phải đánh tiêm kích, anh đánh như thế nào? - Chúng tôi đã hiệp đồng trong biên đội, ai có điều kiện thì xạ kích, người kia quan sát, yểm hộ, không cứng nhắc phải số 1 công kích, số 2 yểm hộ, và ... không đánh quần, không sa vào thế bị bao vây, đánh nhanh, rút nhanh. Tôi trả lời: - Tôi nhất trí với anh, trong mấy ngày qua, tiêm kích yểm hộ trong đội hình rất mạnh cả phía trước, phía sau và hai bên. Anh và biên đội lưu ý khi công kích xong kéo lên cao với công suất lớn nhất. Tiêm kích Mỹ ở các khu vực chờ Mig nhiều hơn, lại phân tán ở diện khá rộng, nhưng không ngại, chúng tôi sẽ dẫn tránh, yêu cầu anh hết sức chú ý quan sát... Tôi và Nghĩa đã trao đổi những vấn đề cốt lõi, chúng tôi hoàn toàn hiểu nhau. Thông thường những đề nghị của phi công là những bức xúc, mang trong đó cả ý chí và sinh mạng của mình, chúng tôi không chỉ đồng ý một khi nó trái với cách đánh, có thể gây tổn thất, hoặc trái với chỉ thị của tư lệnh… Tôi biết Nghĩa là một phi công có đầy đủ phẩm chất cao quý và ý chí còn hơn thép. Trong tình hình tất cả các sân bay đều bị đánh, phải cất cánh bằng đường lăn, mà đường lăn người ta làm chỉ để lăn, nó nhỏ như một sợi chỉ, mà sợi chỉ đó còn bị bom chặt đứt từng đoạn, vá chằng vá đụp, còn tiêm kích thì dày đặc, cất cánh lên trời với bao nguy hiểm. Tất cả những chuyện đó cũng không bằng hàng ngày đồng đội của anh vừa nói chuyện với nhau đã không trở về trong khoảnh khắc. Người ta đối mặt với cái chết còn dễ dàng hơn là biết mình cũng sẽ chết mà vẫn phải sống và phải hàng ngày cọ xát với cái chết rình rập, không biết đến với mình lúc nào. Chỉ có ý chí vững, một bộ thần kinh thép, còn hơn thép, mới có thể đối mặt với cái chết mà vẫn bình tĩnh và chiến thắng. Gần 11 giờ trưa, vừa ăn cơm xong, biên đội Nghĩa - Kiền cất cánh đúng như dự kiến trong kế hoạch chiến đấu. Tiêm kích Mỹ dày đặc ở phía tây nơi bọn mang bom sẽ xuất hiện, đánh những trận địa tên lửa mới hôm qua đã quật tan xác ba pháo đài bay B52... Chúng tôi cho biên đội của Nghĩa bay ra phía đông thị xã Phủ Lý tạo thành một đường vòng khá xa để tránh bọn tiêm kích ở khu vực Lương Sơn – Cầu Giẽ và thọc ngang sườn bọn mang bom... Cú thọc sườn ngoạn mục làm cho bọn cường kích phải ném hết bom ngoài mục tiêu. Cũng chính cú thọc sườn hiệu quả này làm cho biên đội lọt thỏm vào vòng xoáy của bọn tiêm kích... Không có sự lựa chọn, Nghĩa và Kiền phải đánh nhau với bọn tiêm kích Mỹ. Còn bọn Mỹ, sau vài động tác đã chủ động bắt Mig-21 phải sa vào quần nhau với chúng, buộc chúng ta phải bị động né tránh tên lửa, đến một lúc nào đó sẽ lỏng tay lái là bị bắn rơi ngay lập tức. Nghĩa đã thấm mệt, anh quyết định chọn kỹ thuật không chiến mà anh đã rèn luyện thành thạo. Nghĩa giả vờ rơi tay lái, anh biết ở phía sau sẽ phóng tên lửa, như vậy bọn Mỹ ở đối diện với anh sẽ phải chuyển trạng thái để tránh tên lửa của chúng bắn trúng. Quả nhiên, anh vừa kéo gấp, bốn quả tên lửa vụt qua trên đầu, Nghĩa phát hiện bên trái bốn chiếc F-4 đang ở thế chuẩn bị ổn định, anh sửa đầu máy bay, đón một góc và tung ra một quả tên lửa rất kịp thời, chiếc máy bay Mỹ định cơ động nhưng quả tên lửa của anh đã chui vào động cơ và nó bùng cháy như một bó đuốc khổng lồ. Kiền mừng quá reo lên: “Hoan hô 42! hoan hô!”, và đó cũng là thời cơ hai chiếc Mig-21 kéo vút lên cao thoát ra được khỏi khu vực chiến đấu bay về... Sở chỉ huy Không quân vốn náo nhiệt, lúc này dường như im lặng tuyệt đối, chỉ còn tiếng thông thoại của đài chỉ huy sân bay Nội Bài và Nghĩa. Tôi nghe tiếng của Nghĩa: “Không thể hạ cánh ở sân bay Gia Lâm, vì đường băng vừa bị đánh bom. Tiếng của đài chỉ huy sân bay Nội Bài: “Địch vừa đánh đường băng ở đầu Đông”, rồi giọng nói ấy lại vang lên: “Anh chuẩn bị nhảy dù”. Nghĩa nài nỉ: “Cho tôi hạ cánh, tôi có thể hạ cánh ở đường lăn”. Liền sau đó, chúng tôi nghe một giọng hốt hoảng: “42 thả dù đuôi, thắng gấp… địch…” Chúng tôi chưa biết chuyện gì xảy ra, tác chiến sân bay báo cáo về Sở chỉ huy Không quân: “Bọn Mỹ lao theo bắn vào chiếc máy bay của Nghĩa”. Nghĩa hạ cánh an toàn đang lăn vào nhưng bọn F-4 vẫn bắn theo dữ dội. Cao xạ bắn rất mạnh, nhưng bọn Mỹ cay cú lao theo bắn chiếc máy bay của Nghĩa đang lăn vào ụ. Một lúc sau tiếng thở hắt ra của sĩ quan tác chiến: “Xong rồi”. Chúng tôi hỏi lại: “Cái gì xong rồi?”. “Chúng nó chạy rồi, Nghĩa đã vào ụ an toàn”. Chúng tôi như cùng thở ra. Một trận đánh kỳ lạ, một cuộc hạ cánh kỳ lạ, một cuộc trả thù của bọn Mỹ cũng rất kỳ lạ... Có lẽ đến nay, nhiều người chưa biết đến trận không chiến này, người ta chỉ biết biên đội Nghĩa – Kiền của Không quân Nhân dân Việt Nam đã bắn rơi một chiếc F-4 đầu tiên trong chiến dịch Điện Biên Phủ trên không, trên bầu trời Hà Nội...
Lê Thành Chơn
Chia sẻ bài viết |